Phần lớn nguyên nhân gây sốt ở trẻ em là do nhiễm virus, tiếp đến là nhiễm trùng, sốt xuất huyết, do tiêm phòng, mọc răng hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Vậy mẹ nên làm gì khi bé bị sốt? Cách chăm sóc bé bị sốt như thế nào? Các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Khi bị sốt trẻ sẽ có những dấu hiệu gì?
Thông thường, thân nhiệt tăng chính là cách mà cơ thể đang phản ứng với sự xâm nhập của những loại vi sinh vật gây bệnh. Dấu hiệu bị sốt rõ ràng nhất là khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 37,5 độ trở lên(đo tại nách). Vào buổi chiều, thân nhiệt của trẻ thường có xu hướng cao hơn buổi sáng. Bên cạnh đó, một số yếu tố như thời tiết nóng bức, hoặc do trẻ mặc quá nhiều quần áo hay vừa được tắm bằng nước ấm cũng khiến cho thân nhiệt tăng hơn bình thường.
2. Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ
Mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé. Có 3 loại nhiệt kế tiện dụng đó là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử và nhiệt kế kỹ thuật số. Những loại nhiệt kế này sẽ giúp các mẹ biết chính xác bé bị sốt hay không?
Lưu ý: Nhiệt kế thủy ngân cho chỉ số nhiệt độ có tỷ lệ chính xác hơn so với những loại nhiệt kế khác.
3. Xác định nguyên nhân sốt là do virus hay vi khuẩn
- Sốt do virus chính là khi trẻ mắc phải một số bệnh như sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, những bệnh đường ruột, bệnh sởi,…Hiện tượng số sẽ giảm dần từ 3 đến 7 ngày.
- Sốt do vi khuẩn chính là phản ứng của cơ thể bé với vi khuẩn gây bệnh, một số loại bệnh do vi khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa,…Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sốt do vi khuẩn có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, hoặc dẫn tới những loại bệnh nguy hiểm khác.
4. Nên và không nên làm gì khi bé bị sốt?
Khi trẻ bị sốt, mẹ nên:
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho bé sử dụng dung dịch muối đường Oresol để ngăn ngừa mất nước và đồng thời bổ sung các chất điện giải cho trẻ.
- Để bé được nghỉ ngơi trong một không gian thoáng mát.
- Dùng khăn ấm lau người cho bé để ổn định thân nhiệt
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin C.
- Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và pha thuốc đúng theo quy định in trên bao bì. (bé sốt trên 38 độ mới cần uống thuốc hạ sốt)
Không nên làm gì khi bé bị sốt?
- Khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, bên cạnh đó, cũng nên tránh những điều sau:
- Không dùng nước lạnh để tắm và lau người cho bé. Việc này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.
- Không ủ ấm trẻ bằng chăn bông và hoặc cho trẻ mặc quần áo dày khi ngủ.
- Không sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm đối với trẻ dưới 4 tuổi.
- Không dùng đơn thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ .
- Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.
5. Lưu ý khi chăm sóc bé bị ốm
- Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ cao bị co giật khi sốt. Với những trường hợp này, việc giúp bé hạ sốt nhanh chóng lại càng quan trọng. Bé bị sốt kèm theo hiện tượng co giật được coi là tình trạng rất nguy hiểm. Khi trẻ lên cơn co giật do sốt, bạn nên:
- Để trẻ nằm nghiêng trên bề mặt phẳng.
- Không để các vật sắc nhọn nào gần bé.
- Nới lỏng quần áo để giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Không để xảy ra tình trạng bé tự gây thương tích cho chính mình.
- Phần lớn những cơn co giật sẽ có thể tự hết mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, nếu bé bị co giật quá vài phút, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để giảm nguy cơ sốt cho trẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi gần trẻ.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
- Làm sạch cẩn thận thực phẩm trước khi chế biến.
- Để ý lịch tiêm phòng và cho trẻ đi tiêm đúng lịch
- Cho trẻ ngủ đủ giấc
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Cho bé mặc quần áo có trọng lượng nhẹ
- Không gian ăn ngủ và vui chơi của trẻ cần phải thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ.
Những thông tin trên là những kiến thức cơ bản để bạn có thể chăm sóc đúng cách khi bé bị sốt. Mình mong những thông tin này sẽ hữu ích cho các mẹ khi chăm sóc bé.